Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thịt bò gia tăng do cung không đủ cầu

Úc, nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với cạnh tranh "khốc liệt" từ Brazil, Ấn Độ và Mỹ trong bối cảnh ​​nhu cầu về thịt bò nhập khẩu trên thế giới ngày càng tăng cao, được thúc đảy bởi nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường mới nổi.

Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thịt bò gia tăng do cung không đủ cầu
Theo ông Scott Hansen, giám đốc điều hành của Hội thịt và vật nuôi Úc, nhu cầu thịt bò trên thế giới đang tăng cao và sẽ tiếp tục tăng trong vòng 5 năm tới, vượt xa mức năng suất có thể cung cấp của các nước xuất khẩu thịt bò. Tiêu thụ toàn cầu có thể tăng 24 % vào năm 2020 từ 64,5 triệu tấn trong năm 2011.
Thu nhập và dân số tăng tại các thị trường mới nổi đang khiến cầu về các sản phẩm nông nghiệp chừa protein tăng mạnh và khiến chi phí lương thực trên thế giới tăng 1.9 % trong tháng 1 năm nay, mức tăng cao nhất trong 11 tháng qua theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc. Chỉ số S&P GSCI Agriculture Index của 8 loại hàng nông nghiệp cũng đã tăng 1.5% trong năm nay.
Theo ông Hasen, “Úc đang đối diện với nguy cơ cạnh tranh ngày càng lớn từ Brazil và Ấn độ, cũng như từ Mỹ và New Zealand, trên chính các thị trường thịt bò được xem là truyền thống của mình. Brazil không chỉ đang chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu thịt bò của Châu Mỹ la tinh, mà còn đang mở rộng ra thị trường toàn cầu.” Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, xuất khẩu thịt bò của Brazil trong năm nay có thể vượt mức dự kiến, đạt mức 1,394 triệu tấn.

Xuất khẩu thịt bò của Ấn độ tăng mạnh
Ấn độ đang vươn lên trở thành nước xuất khẩu thịt bò lớn thứ ba trên thế giới, sau Úc, và Brazil, với sản lượng xuất khẩu đạt 1,275 triệu tấn trong năm nay. Theo số liệu của USDA, xuất khẩu thịt bò của Mỹ đứng thứ tư có thể sẽ còn tăng trong năm nay do sản lượng giết mổ sẽ tăng sau đợt hạn hán vừa qua.
Theo cơ quan phát triển xuất khẩu sản phẩm nong nghiệp và chế biến, thịt trâu Ấn độ chiếm 86% xuất khẩu thịt động vật của Ấn độ trong năm 2010. Thị trường nhập khẩu chính của Ấn độ là Malaysia, Ai cập, Ả Rập xê út và Philippines.
Theo đánh giá của Donnie Smith, giám đốc điều hành của Tyson Foods Inc (TSN), nhu cầu về thịt bò Mỹ sẽ tăng trong trung hạn do nhu cầu tiêu thụ tăng và đồng USD suy yếu. Theo đó, cầu trên thế giới về các sản phẩm có chứa protein sẽ tăng 1,8% đến 2% trong ít nhất là 5 năm tới.

Nhập khẩu thịt bò tại các thịt trường mới nổi
Úc đang tìm cách mở rộng xuất khẩu tại các thị trường mới nổi sau khi Nhật Bản xem xét nới lỏng lệnh cấm thương mại đối với thịt bò nhập khẩu từ Mỹ đã được áp đặt trước đó do bệnh bò điên. Nhập khẩu thịt bò Mỹ của Nhật Bản đã giảm xuống gần như bằng không trong năm 2004, từ 298.039 tấn vào năm 2003, sau khi Nhật Bản cùng với Hàn Quốc và Trung Quốc cấm các sản phẩm thịt bò Mỹ do phát hiện có chất bovine spongiform encephalopathy.
Xuất khẩu thịt bò Úc đến Nhật Bản có thể giảm 2,4 phần trăm trong năm 2012-2013 do cạnh tranh trực tiếp từ thịt bò Mỹ. Xuất khẩu sang Hàn quốc cũng có thể sẽ giảm 2,1 phần trăm trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ thịt bò Mỹ và Canada.
(Nguồn: Phoebe Sedgman, bloomberg.com )

Ý kiến (0)