Thăng hoa cùng rượu Sake

Rượu Sake là nét đặc trưng văn hóa của người Nhật Bản, không chỉ ở cách nấu, hương vị đặc trưng mà còn ở muôn vàn cách thưởng rượu Sake của người dan xứ Phù tang

Thăng hoa cùng rượu Sake

Đồ uống cổ truyền của người Nhật Bản

Sakê là đồ uống không màu (hay hơi vàng), trong và độ cồn trung bình là 15độ. 

Đối với người dân xứ Phù Tang, sake không chỉ là một loại đồ uống thông thường trong mỗi bữa ăn mà còn mang ý nghĩa tôn giáo - tâm linh sâu sắc, nó không chỉ là cầu nối tình cảm giữa con người với con người mà còn nối con người với thần linh.

Vì vậy mặc cho sự du nhập của rất nhiều loại rượu nổi tiếng thế giới người dân xứ Phù Tang vẫn giữ thói quen uống rượu sake trong những lễ hội tôn giáo, ngày tết truyền thống hay những dịp quan trọng.

Ngôn ngữ Nhật Bản có 20 tính từ đánh giá độ trong và màu sắc rượu, 80 từ đánh giá về hương, và có hơn 70 từ đánh giá về chất lượng Sakê khi nếm.

Loại rượu Sake quý nhất là Ghiugiô, có hương vị thơm thoảng như táo, chuối, dứa.

Trước đây Ghiugiô sản xuất ít thường được sử dụng trong những đợt thi nếm. Ngày nay do cạnh tranh với bia, Whisky, rượu vang, Ghiugiô được sản xuất nhiều hơn. 

Ngoài ra, mỗi vùng lại có vị rượu đặc trưng khác nhau. Nếu như vùng Tanrei nổi tiếng với sake vị đậm đà thì Hiroshima lại mê hoặc với vị êm dịu, thanh thoát; Nigata làm đắm say với hương thơm nguyên chất, và Shizaroka đem đến cảm giác mới lạ với sake hương vị trái cây. 

Muôn vàn cách thưởng rượu 

Sake có thể uống nóng hay lạnh tùy theo mùa và loại thức ăn đi kèm, đó chính là nét đặc sắc và tinh tế của ẩm thực Nhật.

Vì có rất nhiều loại sakê nên cũng có rất nhiều cách uống.

Thường thì người ta có thể uống sakê lạnh, hoặc để ở nhiệt độ phòng. Nhưng trong một số trường hợp, người ta uống sakê ấm (nhiệt độ đun khoảng 40độ C), đặc biệt là vào mùa đông, nếu như vị của loại rượu đó mạnh và dễ nhận biết.

Chọn chén để thưởng thức rượu sakê cũng là cả một nghệ thuật, người ta thường dùng một chén nhỏ bằng thuỷ tinh hoặc sứ được vẽ các hình có màu sắc và hình ảnh đặc trưng chi nước. Chén bằng gỗ hoặc kim loại rất ít khi được dùng.

Khi rót rượu ra chén chỉ rót khoảng 80% chén, rượu sakê thường trong suốt, hoặc có màu vàng nhạt, nếu rượu sakê chuyển màu đậm là rượu đã bị để quá lâu.

Khi đã mở chai, thường nên uống ngay, nếu không phải để vào tủ lạnh. Người dân Nhật ít uống loại sakê đã có hơn 1 năm tuổi, thường thì chỉ nên uống loại dưới 7-8 tháng tuổi. Để làm rượu sake người Nhật sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo và nước.

Tuy nhiên việc lựa chọn gạo rất cầu kỳ, không phải gạo nào cũng nấu được mà phải là gạo Sakaima, hạt lớn, mềm, chỉ trồng được ở một số vùng nhất định, kỹ thuật canh tác phức tạp.

rượu sake trong văn hóa Nhật Bản
rượu sake trong văn hóa Nhật Bản

Nước cũng phải là nước ngầm, hàm lượng sắt và magie thấp, không làm đổi màu rượu. Đôi khi để làm tăng thêm vị ngọt dịu của rượu, người ta dùng thêm nấm koji để chuyển hóa cơm thành đường.

Rượu sake ngon, chất lượng cao phải là sự pha trộn giữa 5 vị: ngọt , chua , cay, đắng và se, hương thơm dịu. Sake để càng lâu càng thơm, nhưng thường không bao giờ người ta để quá 1 năm.

Tùy theo đặc điểm địa hình và khí hậu đặc trưng của từng vùng mà có những loại sake và tiêu chuẩn về hương vị khác nhau.

(Nguồn: JPN )

Ý kiến (0)