Việt Nam còn là một thị trường tương đối nhỏ cho thịt bò Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu vào năm 2014 với tổng cộng 2.869 tấn trị giá 22,1 triệu $. Nhưng việc Việt Nam dỡ bỏ nhứng hạn chế cuối cùng về tuổi gia súc và các thành phẩm từ thịt bò là một sự bước tiến tích cực, đặc biệt là khi đây là một thị trường khá nhạy cảm về giá.
"Đây luôn luôn là một điều tích cực khi các hạn chế liên quan đến bệnh bò điên - BSE được dỡ bỏ và thị trường (thịt bò) được mở cửa hoàn toàn", Thad Lively, phó chủ tịch cao cấp USMEF phụ trách phát triển thương mại cho biết. "Điều này cho thấy những nỗ lực truyền đạt thông tin liên tục của các quan chức thương mại Mỹ đang thu được kết quả, cũng như là kết quả của việc Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới (OIE) đánh giá rủi ro bệnh bò điên của Mỹ ở mức không đáng kể (negligible) năm 2013."
Ông Lively cũng lưu ý rằng việc mở cửa thị trường Việt Nam cho tất cả các thành phẩm thịt bò sẽ cho phép ngành công nghiệp Mỹ tận dụng tốt hơn các quyền tiếp cận thị trường do Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TTP đem lại.
USMEF gần đây đã được thông báo bởi FAS-Hà Nội (Tổ chức DỊch vụ Nông nghiệp Hải ngoại của Mỹ tại Hà Nội) rằng Bộ Nông nghiệp của Việt Nam đã đồng ý bao gồm tất cả các sản phẩm thịt lợn và nội tạng bò trên giấy phép mới nhất của Việt Nam. Sự thay đổi này chính thức có hiệu lực từ ngày 19 tháng 2, 2015.
Theo Giám đốc USMEF-ASEAN Sabrina Yin, các mặt hàng thịt lợn và nội tạng có khả năng thu hút sự quan tâm từ khách hàng Việt Nam nhất là lưỡi bò, dạ dày, ruột già và tử cung. Các mặt hàng nội tạng bò phổ biến bao gồm gân, lưỡi và dạ dày bò.
Trước khi Việt Nam cấm các sản phẩm nội tạng lơn và bò từ Mỹ, tổng kim nghạch xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Việt Nam đạt đỉnh 6.668 tấn trong năm 2008, còn xuất khẩu thị bò cũng đạt đỉnh vào năm 2009, với 3,760 tấn.
Nguồn: www.usmef.org
Ý kiến ()