Sake có thể thưởng thức theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào loại sake, độ lâu năm của rượu và sở thích cá nhân của từng người. Mặc dù hình ảnh truyền thống luôn cho thấy sake được hâm nóng và dùng với chén nhỏ, nhưng không nhất thiết phải luôn như vậy.
Nhiệt độ tốt nhất
Các loại sake ginjo và daiginjo hảo hạng ngon nhất khi uống lạnh, hoặc ấm vừa phải. rượu này hâm quá nóng có thể làm mất đi hương vị tinh tế của nó.
sake Namazake và namachozo luôn luôn được dùng lạnh, vì rượu hâm nóng sẽ làm gắt hơi men.
Junmai sake là thức uống linh hoạt và có thể thưởng thức ở nhiệt độ ướp lạnh vào những ngày hè nóng và ấm trong những tháng mùa đông có tuyết rơi.
Bảng nhiệt độ khuyến nghị với các loại sake
Daiginjo/
Ginjo
Futsushu
Genshu
Honjozo
Junmai
Nigori
Namazake/
Namachozo
Taru
zake
5°
Yukihie
Rất lạnh
●
●
●
●
10°
Hanahie
Lạnh
●
●
●
●
●
●
●
15°
Suzuhie
Mát
●
●
●
●
●
●
●
16°-29°
Joon
Nhiệt độ trong phòng
●
●
●
●
●
30°
Hinatakan
Nhiệt độ ngoài trời
●
●
●
●
35°
Hitohadakan
Nhiệt độ cơ thể
●
●
●
●
40°
Nurukan
Ấm
●
●
●
●
45°
Joukan
Ấm vừa
●
●
●
50°
Atsukan
Ấm nóng
●
●
55°
Tobikirikan
Nóng
Đồ uống
Sake có thể được thưởng thức với đồ uống truyền thống hoặc đồ uống hiện đại mà không có bó buộc nào. Đối với rượu thưởng thức ở nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ thường, cốc hoặc chén thủy tinh sẽ cho hương vị rượu tốt nhất. Rượu thưởng thức theo các phong cách truyền thống có thể được thưởng thức trong các loại cốc sakazuki, o-choko hoặc masu.
Sakazuki:
Là loại đồ uống lâu đời nhất, hình dáng gần giống như một chiếc đĩa cạn. Sakazuki có thể làm bằng gốm sứ, sơn mài, đất nung, kim loại hoặc thủy tinh. Loại đồ uống này thường được sử dụng trong các dịp trang trọng như đám cưới. Người dùng thường dùng cả 2 tay khi đón và thưởng rượu. Điều này để tỏ rõ sự sang trọng và cung kính trong nghi lễ uống rượu.
O-choko:
Là loại đồ uống phổ thông hơn, bắt đầu từ thời kỳ Edo (thế kỷ 17-19) khi rượu sake bắt đầu được phổ biến ra đại bộ phận dân chúng. O-choko thường được làm bằng gốm, nhưng ngày nay O-choko bằng thủy tinh rất phổ biến cho sake uống lạnh. Một ly O-choko nhỏ thường tượng trưng cho sự đồng cảm, san sẻ khi cùng uống rượu với người khác. Khi uống sake thường người ta sẽ không tự rót cho chính mình. Theo phong tục Nhật bản, việc liên tục rót rượu cho một người bạn hoặc một vị khách là biểu trưng cho sự quan tâm và hiếu khách.
Masu:
Là một loại chén rất cổ từ thế kỷ trước và không phải để uống, mà là một công cụ đo lường rượu. Công cụ này thường được dùng để đo gạo hoặc rượu khi mua bán hoặc trả thuế. Ngày nay, Masu thường được dùng trong nhưng dịp rất đặc biệt, như ngày hội mở thùng rượu... Chén Masu thường được làm bằng gỗ cây tuyết tùng, sơn mài hoặc bằng nhựa. Masu cũng được dùng trong các quán rượu của Nhật, khi người ta đặt nhiều chén nhỏ trong Masu và rót rượu vào chén cho đến khi đầy tràn để tỏ rõ sự hào phóng và sung túc.
Cất trữ Sake
Rượu sake chưa mở nên được cất giữ ở nơi tối và mát mẻ để tránh cho rượu mất màu và mùi vị. Mặc dù khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc ở nhiệt độ cao, sake sẽ không bị hỏng, nhưng vẫn sẽ bị mất màu hoặc mất vị nguyên thủy ban đầu.
Rượu sake đã mở nên được trữ trong điều kiện lạnh. Sake giữ được hương vị ngon nhất khi uống ngay, nhưng vẫn có thể giữ được trong vòng 1 tuần sau khi mở.