Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì?

Wed 31/08/2011 | 09:34

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Việt Nam cho thấy: từ năm 2008- 2010, mỗi năm cả nước ghi nhận trên 10.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, riêng năm 2011 từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân bị hội chứng tay chân miệng trên cả nước tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái với tổng lượng mắc lên đến 20.000 người. Đặc biệt số ca tử vong đã lên đến 56 trường hợp trong đó 50 trường hợp là trẻ em. Chính vì vậy việc phòng bệnh cho trẻ và một chế độ ăn thích hợp khi trẻ mắc phải căn bệnh này đang là v

Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì?
Bệnh tay chân miệng làbệnh do siêu vi trùng gây ra, sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi biểu hiện chính củabệnh là nổi c mụn nước ở vùng tay, chân và miệng. Gần đây nhất bệnh được pháthiện do tác nhân gây bệnh là Enterovirus 71 (EV71) – một tác nhân nguy hiểm cóthể biến chứng đến não và tim gây tử vong cao và rất nhanh. Bệnh thường gặp ởtrẻ dưới 5 tuổi và rất dễ lây, đặc biệt là lây nhanh qua đường hô hấp và tiêuhóa khi trẻ ở cùng nhà hoặc ở cùng nhà trẻ.
Hiện tại vẫn chưa có vacxinphòng bệnh đặc hiệu và cũng chưa có thuốc điều trị mà chủ yếu vẫn là điều trịcác triệu chứng của bệnh bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ nhằm giảm thiểu tửvong. Vì vậy khi thấy con mình có các biểu hiện như: sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏivà đau họng, một đến hai ny sau thấy xuất hiện các mụn nhỏ bọng nước ở vùngmiệng và cả chân tay thì cần đưa con đi khám bác sỹ ngay. Và nếu được chuẩnđoán là bị chân tay miệng thì ngoài viêc tuân thủ các chỉ định của bác sỹ, cácbậc cha mẹ cũng cần lưu ý trong việc ăn uống của trẻ như sau:
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm,thức ăn ở dạng lỏng mà không đòi hỏi việc nhai nhiều (như cháo bột) vì thức ăncứng sẽ làm cho miệng trẻ càng đau rát hơn.
- Cho trẻ ăn những món ănmà trẻ yêu thích, nhưng nếu trẻ không muốn ăn thì cũng không nên ép quá vì cóthể làm trẻ khóc gây mất sức và làm trẻ mệt mỏi hơn.
- Thức ăn nên để nguội,thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn bởi lúc này thức ăn nóng sẽ làm cho trẻ đaukhông nuốt được.
- Có thể cho trẻ ăn kem,nước trái cây mát, hay cho trẻ ăn các loại sữa chua, uống sữa lạnh.
- Tránh cho trẻ ăn các loạithực phẩm hoặc đồ uống có tính axit như nước cam, đồ uống có gas… vì chúngcó thể làm cho các vết loét ở miệng càngđau hơn. Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn và cay
- Cho trẻ uống bổ sungvitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.
- Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấmsau khi ăn. Cách pha như sau: Lấy 1 /2 muỗng cà phê muối pha trong 1 chén nướcấm (khoảng 240 ml). Cho trẻ thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau, giảmviêm miệng và rát họng.
Lờikhuyên cho việc phòng bệnh tay chân miệng:
-Tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đúng và đủ bữa, đủcác chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất béo…) hàng ngày. Ngoài ra còn phải chotrẻ ăn thêm nhiều rau củ và trái cây sạch nhằm cung cấp đủ vitamin và các yếu tốvi lượng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và dạy chotrẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, không ngậm đồ chơihay các đồ vật khác.
- Không để trẻ chơi chung hoặc ăn chung đồvới các trẻ có bệnh. Tốt nhất là nên cách ly với trẻ trong khoảng một tuần đầutrẻ mắc bệnh.
Trước tình hình dịch bệnhlan tràn như hiện nay, các bậc cha mẹ cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt để lựachọn cho mình và gia đình mình những nguồn thực phẩm an toàn và chất lượng, gópphần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cả nhà chống lại các căn bệnh nguyhiểm đặc biệt là bệnh tay chân miệng. Bên cạnh đó cũng cần phải luôn quan tâmvà để mắt đến trẻ, khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện khác thường nào cần đưangay trẻ đến các trung tâm y tế để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để cáchậu quả đáng tiếc xảy ra.
(Nguồn: ST )
#Tags: dịch bệnh

Ý kiến ()